.Sau cách mạng tháng tám 1945, thực
dân Pháp tìm mọi cách thục hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
Bội ước hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và
thoả ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng
11/1946, số quân của chúng đã lên tới 10 vạn. Chúng lần lượt cho quân đổ bộ
trái phép vào Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và chuẩn
bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não của ta ở thủ đô Hà Nội.
Ngày 18 và 19/12/1946, hội nghị mở
rộng Ban chấp hành Trung Ương Đảng họp khẩn cấp ở Vạn Phúc, Hà Đông quyết định
phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài.
Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí
Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người nói: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng
bắt chúng ta nhân nhượng. nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng
lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng
lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn
giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân
Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc,
thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân
quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất
nước…”
Pháo đài Láng - nơi bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội mở đầu ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946.
Đáp lời kêu gọi cứu nước của chủ
tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh
niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Đúng vào lúc 20 giời đêm 19/12/1946, ánh đèn trên đường phố Hà Nội vụt tắt, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở đầu cuộc kháng chiến. Quân và
dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến và giành được hết thắng lợi này đến
thắng lợi khác, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc ta
Viết Thịnh - BĐDCMHS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét