Sau 12 tháng mọi người
lại chuẩn bị đón năm mới, phương Tây gọi là New Year, nước ta gọi là Tết Dương
lịch. Dù ngày 1/1 chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới chấp nhận là New
Year song Tết Dương lịch vẫn là thời điểm đánh dấu một năm mới bắt đầu.
Với các nước phương Tây,
mọi người nô nức vui chơi ở nơi công cộng trong đêm giao thừa để chờ đón giây
phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Những quả bóng được thả rơi trong giây
đầu tiên của năm mới, pháo hoa bắn sáng rực đất trời, mọi người cùng nâng ly
chúc tụng nhau trong niềm vui mới.
Tết Dương lịch đã có từ lâu
đời, biến đổi qua nhiều thiên kỷ trong lịch sử tiến hóa, mang dấu ấn lịch sử
văn minh của con người và tồn tại đến ngày nay.
Hiện nay thế giới đón Tết
Dương lịch vào ngày 1 tháng Giêng. Trong 400 năm qua, rất nhiều quốc gia đã
chấp nhận ngày này là ngày New Year. La Mã là quốc gia đầu tiên
chọn ngày 1 tháng Giêng làm ngày New Year trong năm đầu tiên 153 trước Công
nguyên. Trước đó, 25/3 là ngày xuân phân được chọn là ngày đầu năm. Ngày năm
mới này đã được đa số những quốc gia Cơ đốc giáo ở châu Âu chấp nhận.
Năm 1582 khi Giáo hoàng
Gregory XII nhậm chức, ông đã hợp nhất phương pháp tính Lịch hiện đại để phân
chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và xác nhận ngày của năm mới là ngày 1 tháng
Giêng bất chấp mọi chống đối của các hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo.
Những quốc gia Công giáo
tiếp nhận ngày “New Year” sớm nhất, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành, Đức
chấp nhận ngày “New Year” năm 1700, Anh (1752) và Thụy Điển (1753). Nhật Bản
chấp nhận ngày “New Year” Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc (1912).
Những tôn giáo dòng chính thống của phương
Đông cũng nhận ngày Tết Dương lịch muộn hơn vào năm 1924 và 1927. Nước Nga chấp
nhận nó trong hai lần, lần đầu tiên năm 1918 và lần thứ hai 1924.
Người Trung Hoa tính theo
hệ thống quay của mặt trăng cho nên ngày New Year đều rơi vào tháng bắt đầu có
trăng khoảng trước bốn hay tám tuần khi mùa xuân đến. Ngày chính xác có thể vào
khoảng giữa ngày 21 tháng Giêng hay ngày 21 tháng Hai của lịch “Gregorian
Calendar”. Lịch Trung Hoa thiết lập không giống như lịch “Gregorian Calendar”,
bởi vì phạm vi của mùa thay đổi. Và mỗi năm có một ký hiệu tượng trưng với 12
con Giáp theo qui tắc Ngũ hành với chu kỳ 60 năm.
Đối với Việt Nam ,
trước khi dùng Dương lịch, người Việt dùng Âm lịch. Lịch do triều đình soạn và
ban hành, dĩ nhiên có chịu ảnh hưởng của khoa thiên văn và phép làm lịch của
Trung Quốc. Tết Nguyên đán ở Việt Nam từ xưa cũng theo Lịch Trung
Hoa.
Đời vua
Lê và chúa Trịnh (thế kỷ 16-18) tên gọi cơ quan làm lịch của triều đình là Tư
Thiên Giám. Hàng năm, Tư Thiên Giám soạn sẵn lịch cho năm sau, đến tháng 6 Âm
lịch thì viết hai bản thảo, rồi dâng lên vua Lê và chúa Trịnh xin tiền in. Vua
xem bản thảo xong, giao cho Trung Thư Giám viết lại, có Tri Giám trông coi việc
khắc bản in. Tư Thiên Giám kiểm tra lại các bản khắc rồi mới cho đem in. Trong
tháng Chạp, Tư Thiên Giám dâng vua Lê bản lịch mới in xong. Sáng ngày 24 tháng
Chạp các quan vào triều làm lễ tiến lịch theo nghi thức do Bộ Lễ quy định rất
tỉ mỉ. Thời nhà Nguyễn, năm Minh
Mạng vừa lên ngôi (1820), Bộ Lễ tâu vua xin chọn ngày mồng 1 tháng Chạp thiết
đại triều ở điện Thái Hòa để làm lễ ban lịch. Lịch do Khâm Thiên Giám (trực
thuộc Bộ Lễ) soạn ra. Năm 1833 triều đình quy định vào tháng 5 Âm lịch, Khâm
Thiên Giám ở Huế gửi lịch mẫu ra Hà Nội in để cấp phát cho địa bàn từ tỉnh Ninh
Bình trở ra Bắc. Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh do Huế cấp
phát. Năm 1940, vua Minh Mạng thay đổi địa điểm ban lịch: thay vì trong điện
Thái Hòa thì tổ chức trước Ngọ Môn. Lịch giao về tới làng xã sẽ do các lý
trưởng gìn giữ để dân chúng xem chung.
Lễ ban lịch đời Nguyễn còn
được gọi là lễ ban sóc hay chính sóc. Ngày rằm tức 15 Âm lịch gọi là vọng; ngày
mùng 1 Âm lịch gọi là sóc; chính sóc là mùng 1 tháng Giêng.
BĐDCMHS 8/2
BĐDCMHS 8/2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét