Tết
Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi
con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên.
Tết Nguyên Đán là lễ hội
lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm
cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
Tết
Nguyên Đán Việt Nam
có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát
của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của
mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp;
với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng
liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
Tết
Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm
mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người
Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.
Nguyên nghĩa của chữ “Tết”
chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự
khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải
là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân
tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
Do
cách tính của âm lịch Việt Nam
có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn
toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa
Trung Quốc khác.
Vì
Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn
Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm
của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau
ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng
2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7
đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7
tháng Giêng).
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Nguồn
gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho
rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000
năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người
Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.
Có
thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử
đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên
của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và
ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao
Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời
trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm
nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội
này". Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam . Tết
của hai quốc gia Việt Nam
và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai
quốc gia.
Ý nghĩa sâu sắc của
ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam
Tết
Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét
ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết)
thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa
Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế
vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.
Theo
tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người
nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến
sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt
trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ,
nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
Người
Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi
đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được
khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước,
mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ
yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay
về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo
quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối
quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung
cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc,
ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…
Tết
cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước
giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những
người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong
mỗi gia đình Việt Nam ,
bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự
thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân
đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món
ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Từ
đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí
thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia
đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một
chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình,
mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng
đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
Tết là ngày đầu tiên trong
năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc
làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang
trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng.
Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa
và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và
tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái,
tươi vui hơn… Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm
mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba
ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt
năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
Người Việt Nam
tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm
cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho
mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may
mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy
vọng.
Tết
là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở
miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho
trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học
giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng
ân phúc.
Người
Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông
bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân
viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…
Phạm Thế Vĩnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét